VIEN
Nâng cấp hệ thống bù-Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang
Dù nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang được đưa vào vận hành từ năm 2007, tuy nhiên, hệ thống Bù, được coi như 1 tồn tại của dự án vì không hoạt động theo đúng yêu cầu thiết kế.
Cho tới tận năm 2019, trước yêu cầu cấp thiết phải đưa hệ thống này vào hoạt động, Công ty thuỷ điện Tuyên Quang đã mời thầu dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống bù.
Hiện trạng hệ thống bù hiện hữu tại nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang:
  1. Hệ thống bù cao áp:
  • Từng tổ máy đều được trang bị các thiết bị chuyển sang chế độ chạy bù đồng bộ. Hệ thống được thiết kế cho phép việc chuyển sang chế độ chạy bù 02 tổ máy trong số 03 tổ máy của nhà máy. Thời gian khôi phục áp lực trong hệ thống sau khi chuyển tổ máy sang chế độ chạy bù là 4~6 giờ.
  • Việc điều khiển van cầu cấp khí nén được sử dụng van điện. Tín hiệu điều khiển được lấy từ hệ thống điều khiển của nhà máy.
  • 03 bình chứa khí (dung tích mỗi bình 5,0m3, áp lực làm việc 7,0 Mpa) được dùng để cung cấp khí nén khi chuyển sang chế độ chạy bù đồng bộ.
  1. Hệ thống duy trì chế độ chạy bù:
  • Nguồn cấp khí nén duy trì chế độ chạy bù cho 03 tổ máy được lấy từ 02 bình khí nén có dung tích 4m3 - áp lực làm việc 0,8Mpa.
  • Sau khi tổ máy đã chuyển thành công sang chế độ chạy bù, mực nước trong buồng xoắn đã được nén xuống dưới BXCT, do việc hao hụt khí nén, mực nước sẽ dâng lên chạm vào BXCT, gây ra tổn thất năng lượng. Trong trường hợp này, hệ thống khí nén hạ áp sẽ được sử dụng để cấp khí nén vào buồng BXCT, duy trì mực nước luôn ở dưới BXCT trong suốt thời gian chạy bù.
  • Việc giám sát mực nước trong ống xả tổ máy sẽ được thực hiện thông qua cột chỉ thị mực nước kiểu tiếp điểm, gắn trên côn tuốc bin.
  • Từ tuyến đường ống chính, khí nén được dẫn tới ống nhánh DN00 có lắp van cầu dẫn động bằng điện, đi vào nắp tuốc bin của từng tổ máy.
  1. Các tồn tại và quá trình thử nghiệm
  • Van cầu xả khí áp lực 6.3 Mpa (xả khí lần đầu) có kết cấu không phù hợp nên hay bị vỡ hỏng cơ cấu truyền động.
  • Chế độ dừng sự cố tổ máy chưa đảm bảo an toàn khi chạy tổ máy ở chế độ bù đồng bộ.
  • Hệ thống nén khí cao áp (6.3 Mpa) mới chỉ đảm bảo thử nghiệm vận hành chế độ bù cho từng tổ máy một do khi thử nghiệm bù lượng hao hụt khí lớn.
  • Các thiết bị tủ điều khiển bù tại chỗ tổ máy HI từ khi lắp đặt năm 2008 đến nay chưa được thực hiện bảo dưỡng kiểm tra sự làm việc.
  • Qua quá trình thử nghiệm theo biên bản nghiệm thu ngày 5.1.2012, các tồn tại được ghi nhận như sau:
+ Van cầu xả khí áp lực 6.3MPa (xả khi lần đầu) có kết cấu không phù hợp, bị vỡ hỏng cơ cấu truyền động.
+ Chế độ dừng sự cố tổ máy chưa có giải pháp thử nghiệm nên không đảm bảo an toàn khi chạy tổ máy ở chế độ bù.
+ Hệ thống khí nén cao áp (6,3MPa) mới chỉ thử nghiệm vận hành chế độ bù đồng bộ cho từng tổ máy một.
+ Trong quá trình thử nghiệm chạy bù, lượng khí nén hao hụt lớn, sau khi chạy bù được 19 đến 21 giây đã phải xả khí ép nước trong côn hút.
+ Cảm biến đo mực nước trong côn hút hoạt động không tin cậy, do bọt nước lẫn lộn trong nước tác động không chính xác lên phao lật.
- Qua quá trình thử nghiệm tháng 10 năm 2018, các tồn tại được ghi nhận như sau: Có hiện tượng rò rỉ khí tại 06 ống cân bằng áp trên nắp tuốc bin, các thiết bị trong hệ thống vẫn hoạt động được.

Là đơn vị trúng thầu, dựa trên cơ sở phương án cải tạo hệ thống của tư vấn đã lập cho thuỷ điện Tuyên Quang, Công ty S5T đã nghiên cứu, điều chỉnh phương án thiết kế, tính toán lại các thông số, lắp đặt, hiệu chỉnh, chạy thử thành công và đưa hệ thống vào sử dụng, đảm bảo tốt các chỉ tiêu đã đề ra, cụ thể:
  • Đảm bảo hệ thống điều khiển hệ thống bù đồng bộ tổ máy H1 làm việc an toàn tin cậy.
  • Đảm bảo Sequence dừng sự cố tổ máy H1 khi vận hành ở chế độ bù làm việc an toàn tin cậy.
  • Đảm bảo xử lý các điểm rò khí trong quá trình bù để hệ thống nén khí khi chạy bù
  • Đảm bảo tổ máy H1 vận hành ở chế độ bù đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật.
  • Cải tạo hệ thống bù đảm bảo theo tiến độ sửa chữa tổ máy H1